NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH TRỊ BỆNH
1. Nguyên nhân gây bệnh gà rù
Bệnh gà rù xuất hiện do một loại virus, thường lây lan qua đường tiêu hóa hay hô hấp. Vì vậy, gà khỏe có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với gà hay gia cầm ốm, dùng chung thức ăn, nước có chứa mầm bệnh. Bên cạnh đó, một số loài chim di cư cũng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra bệnh này.
2. Triệu trứng của bệnh gà rù
Gà mắc bệnh gà rù sẽ xuất hiện một số triệu trứng như: bỏ ăn, đứng im một chỗ, các hoạt động diễn ra chậm chạp. Bên cạnh đó, gà còn có một số biểu hiện khác như khò khè, chảy nước mũi, uống nhiều nước, phân trắng hoặc xanh…Nếu không áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời, gà sẽ bị xuất huyết, máu nhiễm trùng, đường tiêu hóa viêm loét và từ đó sẽ tử vong rất nhanh.
Bệnh gà rù có 5 thể biểu hiện: quá cấp tính, cấp, dưới cấp, mãn tính và thể không điển hình. Trong thực tế chúng tôi tạm chia ra 3 thể: thể phát nhanh (thể quá cấp và cấp tính), thể trung bình (dưới cấp) và thể phát chậm (thể mãn tính và thể không điển hình).
+Thể phát nhanh
– Gà bỏ ăn, ủ rũ, buồn ngủ, mào thâm, rù, tiêu chảy phân xanh hoặc xanh trắng, thở khó, thở khò khè đôi khi sặc khoẹt kèm theo tiếng toóc, nước mũi chảy dàn dụa, nước mắt, nước dãi chảy dài kéo thành sợi, diều chứa thức ăn không tiêu và nhiều hơi khí.
– Ở gà đẻ thấy giảm đẻ, có nhiều trứng non, vỏ mềm, kích thước nhỏ, gà gầy sút nhanh và chết rất nhanh, chết mỗi ngày một tăng, tỷ lệ chết lên đến 100%.
+ Thể phát trung bình
– Các biểu hiện chủ yếu là ho hen sặc khoẹt, gà rất khó thở, phải rướn dài, rướn cao cổ để hít khí, tiếng toóc thưa thớt.
– Gà đi tiêu chảy phân xanh, phân xanh trắng, ăn uống kém, diều chứa đầy hơi hoặc chất lỏng, gầy rộc, mào thâm, xung quanh lỗ huyệt bẩn do phân xanh trắng bám dính.
– Gà bệnh bị liệt chân, liệt cánh, ngoẹo đầu, ngoẹo cổ khiến gà không ăn uống được, gầy sút nhanh và chết. Gà chết mỗi ngày một tăng, tỷ lệ chết lên đến 60-70%.
+Thể phát chậm
– Đây là thể bệnh thường xảy ra ở những đàn gà đã được dùng vacxin Lasota hoặc ND-IB thậm chí đã tiêm H1 hoặc Clone 45 để phòng bệnh, nhưng đáp ứng miễn dịch chưa đủ.
– Lúc đầu, gà bệnh xuất hiện lác đác trong đàn với biểu hiện giảm hoặc bỏ ăn, trong khi nhìn tổng thể cả đàn không thấy triệu chứng bệnh, nhưng mỗi ngày số gà ốm cứ tăng dần.
– Các biểu hiện chủ yếu là ho hen sặc khoẹt, loặc xoặc giống như CRD.
– Sau đó, nhiều gà ốm bắt đầu tiêu chảy loãng, phân xanh trắng, xung quanh lỗ huyệt bẩn, chân mỏ khô quắt, lông xơ, chúng đứng lẻ loi, mắt nhắm nghiền rụt cổ hoặc nằm tụm đống vào một góc chuồng, mào thâm hoặc thâm xám.
3. Phòng bệnh
– Phải nghiêm túc giữ gìn vệ sinh chăn nuôi thú y trong khu chăn nuôi theo quy định chăn nuôi an toàn sinh học.
– Phải nghiêm cấm việc tiếp xúc, thăm nom các cơ sở chăn nuôi khác và ngược lại.
– Phải áp dụng sơ đồ, lịch dùng vacxin hiện đại nhất như sau:
+ Nhỏ mắt, mũi, mồm Lasota hoặc ND-IB lần 1 lúc gà 3-4 ngày tuổi.
+ Cho uống Lasota hoặc ND-IB lần 2 lúc gà đạt 18-24 ngày tuổi.
+ Tiêm dưới da Newcastle H1 hoặc Clone 45 lúc gà đạt 35-38 ngày tuổi.
+ Riêng đối với gà nuôi trên 2 tháng phải tiêm lại H1 hoặc Clone 45 lúc 90 ngày tuổi và 15 ngày trước khi gà vào đẻ.
4. Làm gì khi gà mắc bệnh?
Khi gà có dấu hiệu mắc bệnh gà rù, bà con cần tiến hành cách ly gà ngay lập tức, tránh để gà tiếp xúc với đàn nuôi khỏe mạnh.Sau đó, bà con hãy sử dụng vôi bột, rắc quanh chuồng cũng như phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh.
Với gà chết do bệnh gà rù, bà con tránh sử dụng làm thực phẩm mà phải tiêu hủy bằng cách chôn, rắc vôi bột. Nếu gà mắc bệnh với phạm vi cả đàn, bà con cần thông báo cho các cơ quan chức năng, tránh trường hợp dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
>> LH Zalo 0522209282 để được hỗ trợ nhanh nhất
Nhận xét
Đăng nhận xét